CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG 24/24

Hotline: 091.98.99.100
Thông tin giỏ tour

Giỏ hàng

0 sp
[chitiet]


Theo The Life of the Buddha
Nguồn New York Buddhist Vihara

Phật giáo sẽ trường tồn như mặt trời, mặt trăng và loài người hiện hữu trên mặt đất; do đó, Phật giáo là tôn giáo của con người, của nhân loại cũng như của tất cả. Bandaranaike, Cựu Thủ Tướng Sri Lanka.

NGAY SAU KHI GIÁC NGỘ 

1. Đức Phật đã thốt lên điều gì ngay sau khi Giác Ngộ?
Ngài nói lên bài kệ diễn tả sự hoan hỷ (Udana) khi thấy mình đã tìm được cái muốn tìm.

2. Hãy đọc bài kệ diễn tả sự hoan hỷ đầu tiên của Ngài

Ta đã trôi lăn bao kiếp trong biển luân hồi
Để tìm người thợ xây cất căn nhà này, nhưng không thấy
Tái sanh thật là phiền muộn
Người thợ xây nhà ơi, nay ta đã tìm thấy ngươi rồi
Người sẽ còn không còn xây cất thêm một ngôi nhà nào được nữa.
Mọi rui nhà và đòn giong đã sụp đổ
Tâm ta không còn sự ràng buộc
Dứt trừ mọi tham ái. 

3. Đức Phật đã sống như thế nào sau khi đạt Giác ngộ? 

Ngài nhịn ăn trong bảy tuần.

4. Ngài có đói không?

Không, Ngài đang tận hưởng sự an lạc của cảnh giới Niết Bàn.

5. Ngài làm gì trong tuần đầu tiên?

Trong suốt tuần đầu tiên, Ngài ngồi dưới cây Bồ đề để tận hưởng hạnh phúc của sự tự tại.

6. Ngài làm gì vào ngày thứ bảy?

Ngài quán sát “Bánh xe sinh tử."

7. Vào tuần thứ hai, Ngài làm gì?

Ngài đứng từ xa để nhìn cây Bồ đề không chớp mắt.

8. Tại sao Ngài làm như vậy?

Để bày tỏ lòng tri ân đối với cây.

9. Cây Bồ đề này đã giúp gì cho Đức Phật?

Cây chỉ cho Ngài chỉ che mưa, nắng cho Ngài trong thời gian Ngài phấn đấu để đạt Phật quả.

10. Bài học đầu tiên Đức Phật dạy cho thế gian là gì?

Bài học lớn đó là Lòng tri ân.

11. Ngài đã làm gì trong tuần thứ ba?

Ngài đi tới, đi lui bên cây Thất bảo (Ratana Camkamana).

12.Vào tuần thứ tư, Ngài làm gì?

Đức Phật ngồi trong một cái hang và thiền về Vi Diệu Pháp (Abhidhamma).

13. Vào tuần thứ năm, Ngài làm gì?

Ngài ngồi nơi gốc cây Ajapala.

14. Vào lúc đó ai đã đến cám dỗ Ngài?

Ba người con gái của Ma vương (Mara ) đến để cám dỗ Ngài.



15. Hãy cho biết tên của họ.

Tham ái (Tanha), sân hận (Arati) và đam mê (Raga).


16. Có phải chúng là các dục vọng không?

Chúng không phải là các dục vọng vì việc này xảy ra sau khi Đức Phật đã giác ngộ.

17.Ngài trải qua tuần thứ sáu như thế nào?

Ngài ngồi thiền dưới cây Mucalinda.

18. Chuyện gì xảy ra trong suốt tuần?

Trời mưa lớn và một con rắn thần đã đến che cho Ngài. 

19. Chuyện gì xảy ra vào ngày thứ 50?

Hai thương nhân tên là Tapassu và Bhallika cúng dường Ngài bột khô và mật .

20. Họ đã làm gì sau khi cúng dường?

Họ đã quy y (với đức Phật và giáo pháp của Ngài (Phật pháp).

21. Họ quy y như thế nào?

Bằng cách đọc câu “Buddham saranam gacchami, Dhammam saranam gacchami” (Con xin quy y Phật, con xin quy y Pháp)

22. Tại sao họ không quy y Tăng già?

Bởi vì lúc đó chưa có Tăng già.

23. Họ có xin đức Phật điều gì không?

Có, họ muốn Đức Phật cho họ một thứ gì đó để thờ phượng.

24. Ðức Phật cho họ cái gì?

Ðức Phật đưa tay lên đầu nhổ một ít sợi tóc và cho họ để làm thánh tích .

25. Món tóc này hiện được cất giữ ở đâu?

Chúng được cất giữ ở chùa Shve Dagon tại Rangoon, Miến Điện.

26. Ai là người Ưu Bà Tắc (Upasakas) đầu tiên của đức Phật?

Tapassu và Bhallika là những Upasakas.

27. Upasaka có nghĩa là gì?

Upasaka là một phật tử tại gia (cư sĩ) của Đức Phật

ĐỨC PHẬT GIẢNG DẠY GIÁO PHÁP

28. Đức Phật nghĩ gì về giáo pháp của mình?

Ngài nghĩ rằng giáo pháp của Ngài quá sức vi diệu và con người khó có thể hiểu được 

29. Lúc đó ai hiện ra trước mặt Ngài?

Vua trời Phạm Thiên (Brahma Sahampati) xuất hiện trước mặt ngài và mời Ngài giảng dạy giáo pháp.

30. Ngài có tìm được người có thể hiểu giáo pháp của Ngài không?

Với thiên nhãn thông, Ngài quan sát và thấy rằng có người có thể hiểu được giáo pháp của mình.

31. Người đầu tiên Đức Phật nghĩ sẽ tìm đến để thuyết pháp là ai?

Đức Phật nghĩ đến ông Alara Kalama, vị thầy đầu tiên của Ngài.

32. Ngài có thuyết pháp cho ông Kalama không?

Không, Ngài biết là vị thầy này đã qua đời một tuần trước đó.

33. Ngài nghĩ đến ai kế đó?

Ngài nghĩ đến ông Uất Đầu Lam (Uddaka Ramaputta), vị thầy thứ hai của Ngài. 

34. Chuyện gì đã xảy ra cho vị thầy thứ hai này?

Đức Phật biết ông này cũng đã qua đời buổi chiều hôm trước.

35. Cuối cùng Đức Phật nghĩ đến ai?

Ngài nghĩ đến năm vị tu sĩ đã từng tu với Ngài.

36. Lúc đó họ đang ở đâu?

Họ đang ở Lộc Uyển ( Isipatana), ở thành Ba La Nại (Benares).

37. Những người này là ai?

Kondanna, Bhaddiya (Bạt Đề), Bà Sa Bi (Vappa), Mahanama (Ma nam câu lợi) và A thấp bà trí (Assaji).

38. Đức Phật có đến gặp họ không?

Vì lòng từ bi, Đức Phật đã đi đến gặp họ.

39. Trên đường đi, Đức Phật có gặp ai không?

Ngài gặp Upaka, một thầy tu khổ hạnh lang thang.

40. Upaka hỏi Đức Phật điều gì?

Ông hỏi thầy của Đức Phật là ai.

41. Đức Phật trả lời như thế nào?

Ngài nói rằng Ngài không có thầy.

42. Tại sao không có thầy? Chẳng phải Alara Kalama và Uddaka Ramaputta là hai vị thầy của ngài hay sao?

Hai vị thầy này không giúp Ngài thực chứng Giác ngộ. Đức Phật đã phấn đấu đạt Giác ngộ với nổ lực của chính bản thâ mình, vì vậy Ngài không có thầy.

43. Khi nhìn thấy Đức Phật từ xa, năm tu sĩ này nghĩ gì?

Họ nghĩ rằng họ sẽ không tỏ lòng cung kính Đức Phật do Ngài đã thối tâm.

44. Chuyện gì xảy ra khi Đức Phật đến gần họ?

Họ không thể nào tự kiềm chế mình để không tỏ lòng cung kính Ngài. 

45. Họ xưng hô với Đức Phật như thế nào?

Họ gọi Ngài là “Hiền giả Gotama” (Avuso Gotama).

46. Đức Phật nói gì?

Ngài nói họ không nên gọi Ngài như vậy vì Ngài là một vị Phật 

47. Họ có tin Ngài không?

Họ không tin Ngài mặc dù Đức Phật đã lập lại lời nói trên lần thứ hai rồi lần thứ ba.

48. Đức Phật lúc ấy nói gì với họ?

Đức Phật hỏi họ— Này các Tỳ kheo, trước đây có bao giờ ta đã nói như thế với các ông hay không?

49. Đức Phật có thuyết phục được họ không?

Có. Ngài thuyết phục được họ

50. Họ có sẵn sàng lắng nghe giáo pháp không?

Họ ngồi kiên nhẫn để lắng nghe Đức Phật nói pháp.

BÀI PHÁP ĐẦU TIÊN

51. Tên của bài pháp đầu tiên là gì?

Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakka Sutta).

52. Pháp Luân có nghĩa là gì?

Nó có nghĩa là Bánh xe Chân lý.

53. Bài pháp này được Đức Phật thuyết vào ngày nào?

Vào ngày trăng tròn Asalha tháng bảy.

54. Đức Phật giảng bài pháp này ở đâu?

Tại Vườn Nai ở Lộc Uyển (Isipatana), gần thành Ba La Nại.

55. Ai đã có mặt để nghe bài pháp đó?

Trong số loài người có năm vị tu sĩ.


56. Còn ai tham dự nữa?

Còn có chư thiên ( Devas) và các vị Phạm Thiên (Brahmas).

57. Đức Phật đã bắt đầu bài pháp như thế nào?

Bằng cách khuyên các tu sĩ chừa bỏ hai cực đoan

58. Hai cực đoan này là gì?

Sự hưởng thụ các thú vui nhục dục và sự hành hạ xác thân (lợi dưỡng và khổ hạnh).

59. Có phải tất cả chúng ta đều nên từ bỏ các thú vui không?

Không, lời khuyên này chỉ dành cho những ai đã từ bỏ thế gian.

60. Tại sao Đức Phật đề cập đến việc hành xác?

Vì nhiều người tin rằng phải hành xác thì mới đạt được sự thanh tịnh.

61. Năm tu sĩ này có tin vào sự hành xác không?

Có, họ đã từng rất tin là sự thanh tịnh chỉ có thể đạt được qua việc hành xác.

62. Đức Phật cũng đã từng trải qua hai cực đoan này rồi phải không?

Đúng vậy, khi còn là một hoàng tử, Ngài đã tận hưởng dục lạc và Ngài đã áp dụng các phương pháp hành xác khi Ngài tu khổ hạnh.

63. Con đường mà Đức Phật khám phá là con đường gì?

Ngài khám phá ra Trung Đạo.

64. Từ Pali của Trung Đạo là gì?

Majjhima Patipada.

65. Tại sao Đức Phật từ bỏ hai cực đoan này?

Vì chúng không có lợi.

66. Trung Đạo là gì?

Là Bát Chánh Đạo.

67. Con đường này đưa chúng ta đến đâu?

Nó đưa chúng ta đến Niết Bàn (Nibbana).

68. Hãy nêu tên hai con đường đầu tiên của Bát Chánh Đạo?

Chánh kiến(Samma Ditthi) và Chánh tư duy (Samma Samkappa).

69. Ba con đường kế tiếp là gì?

Chánh ngữ (Samma Vaca), Chánh Nghiệp (Samma Kammanta), và Chánh mạng (Samma Ajiva).

70. Ba con đường cuối cùng là gì?

Chánh tinh tấn (Samma Vayama), Chánh niệm (Samma Sati) và Chánh định (Samma Samadhi).

71. Trong bài thuyết pháp đầu tiên, Đức Phật còn nói thêm điều gì nữa?

Ngài dạy về pháp Tứ diệu đế.

72. Các pháp này là gì?

Khổ, nguyên nhân sanh khổ, sự diệt khổ và con đường đi đến sự diệt khổ.

73. Đức Phật đã nói những gì liên quan đến các pháp này?

Ngài nói rằng ánh sáng đã bùng lên trong những sự vật mà trước đây Ngài chưa bao giờ từng nghe biết tới.

74. Nguyên nhân của khổ là gì?

Tham là nguyên nhân của khổ.

75. Dứt khổ là gì?

Dứt khổ là Niết Bàn (Nibbana).

76. Khi nào thì Đức Phật nói là Ngài đã giác ngộ?

Chỉ sau khi Ngài hiểu các pháp Tứ Diệu Đế.

77. Chuyện gì đã xảy ra sau khi Đức Phật thuyết xong bài pháp?

Kondanna hiểu giáo pháp và đắc quả Tu Đà Hoàn ( Sotapanna).

78. Quả vị Tu Đà Hoàn là gì?

Là người đạt được tầng thánh thứ nhất, bậc Nhập lưu, người chứng được Niết Bàn lần đầu tiên.

79. Chư thiên và các Phạm Vương làm gì?

Họ cùng nhau kêu lên: Lành thay, lành thay! ( Sadhu, Sadhu!)

80. Có việc gì lạ xảy ra không?

Có, ánh sáng chói ngời hiện ra trên dương gian.

81. Chuyện gì xảy ra cho bốn tu sĩ kia?

Họ đều đắc quả Tu Đà Hoàn sau đó.

82. Họ có đắc A la hán (Arahat) không?

Họ đắc Arahat sau khi nghe kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhana Sutta).

83. Kinh này nói về đề mục gì ?

Kinh nói về Vô ngã.

84. Thế nào là một Arahat?

Arahat là bậc đáng cúng dường.

VỊ A LA HÁN

85. Người đệ tử thứ sáu của Đức Phật là ai?

Gia xà (Yasa), con trai của một người giàu có là đệ tử thứ sáu của Ngài.

86. Chàng thanh niên này quy y theo Phật như thế nào?

Nhàm chán thế gian, Yasa trốn khỏi nhà vào ban đêm mà không báo cho một ai hay. Gặp Đức Phật, Yasa nghe Ngài thuyết pháp và trở thành một A la hán (Arahat).

87. Chuyện gì xảy ra cho cha của ngài Yasa?

Cha của ngài quy y Tam bảo và trở thành vị cư sĩ nam (Ưu bà tắc) (Upasaka) đầu tiên của Đức Phật.

88. Chuyện gì xảy ra cho mẹ và vợ của ngài Yasa?

Họ cũng quy y Tam Bảo và trở thành những cư sĩ nữ (Ưu bà di) (Upasikas) của Đức Phật.

89. Ngài Yasa có bạn không?

Ngài có 54 người bạn thuộc giai cấp tộc.

90. Họ cũng quy y Đức Phật luôn chứ?

Họ cũng nghe Đức Phật thuyết pháp và trở thành những vị Arahat.

91. Ngoài Đức Phật ra, có bao nhiêu Arahat trên thế gian vào thời điểm đó?

Có cả thảy 60 vị A la hán.

92. Đức Phật có lập tăng đoàn nào mới không?

Với 60 Aahat này, Đức Phật thành lập Giáo hội Tăng già. 

93. Đức Phật khuyên bảo họ điều gì?

"Hỡi các Tỳ kheo, hãy đi khắp nơi để truyền bá chánh pháp vì hạnh phúc của nhiều người. Hãy công bố đời sống thiêng liêng cao thượng.”

94. Các nhà truyền giáo đầu tiên đã làm gì?

Họ đi mỗi người một ngả để hoằng dương giáo pháp.

95. Đức Phật làm gì?

Đức Phật cũng một mình, đi bộ qua các thôn, xóm để giảng dạy giáo pháp mới do chính mình mới tìm ra. 

THỜI GIAN HOẰNG PHÁP CỦA ĐỨC PHẬT 

96. Thời gian hoằng pháp của Đức Phật kéo dài trong bao lâu? 

45 năm.

97. Công việc hoằng pháp của Ngài có thành công không?

Trong tất cả các giáo chủ, thời gian hoằng pháp của Ngài là dài nhất và thành công nhất. 

98. Đâu là các nguyên nhân dẫn đến sự thành công của Ngài?

Do nhân cách cao thượng của Ngài, do sự vĩ đại của chánh pháp và do những phương pháp được sử dụng để giảng dạy.

99. Ngài được nhiều người ủng hộ chứ?

Nhiều người ủng hộ Ngài như vua Kiều Tất La (Kosala), vua Tần Bả Xa La (Bimbisara), Cấp Cô Độc (Anathapindika) và Visakha.

100. Có ai chống đối Ngài không?

Có, Đề bà đạt đa (Devadatta), người em vợ và cũng là đệ tử của Đức Phật, là người chống đối Ngài nhiều nhất.

101. Ngài còn gặp sự chống đối nào khác không?

Có, Ngài gặp sự chống đối từ các tông phái khác, nhưng Ngài đã đối mặt với chúng một cách cam đảm. 

102. Đức Phật ghé thăm vương quốc nào đầu tiên sau khi Ngài thành đạo?

Vương quốc của vua Bimbisara.

103. Đức Phật đã giảng bài pháp nào tại đây?

Đức Phật giảng Maha Narada Kassapa Jataka (nói về Ưu lâu tần loa Ca Diếp (Uruvela Kassapa) đã có nhân duyên làm đệ tử của Phật từ nhiều kiếp trước))

104. Nhà vua có quy y Đức Phật không?

Có, nhà vua đắc quả Tu Đà Hoàn (Sotapanna).

105. Vua có cúng dường vật gì cho Đức Phật không?

Nhà vua cúng dường vườn Trúc Lâm (Veluvanarama) cho Đức Phật và Tăng đoàn. 

HAI VỊ ĐẠI ĐỆ TỬ ĐẦU TIÊN

106. Ai là hai người đại đệ tử đầu tiên của Đức Phật ? 

Hai đại đức Xá Lợi Phất (Sariputta) và Mục Kiền Liên (Moggallana).

107. Xá Lợi Phất là ai?

Ông là con trai của Sari, một phụ nữ Bà la môn.

108. Ông có tên nào khác không?

Ông còn có tên là Upatissa.

109. Mục Kiền Liên (Moggallana) là ai ?

Ông là con trai của bà Moggali, một phụ nữ Bà la môn.

110. Ông có tên nào khác không?

Ông còn có tên là Kolita.

111. Đôi bạn Sariputta và Moggallana đã làm gì?

Họ nhận thấy rằng các lạc thú thế gian đều là hư huyễn và muốn đi tìm sự An tĩnh.

112. Họ đến tìm ai trước?

Họ đến gặp một vị thầy tên là Tán Nặc Gia (Sanjaya).

113. Họ có hài lòng với lời dạy của vị thầy này không? 

Không, họ đã đã bỏ đi vì không hài lòng với lời dạy của vị thầy này.

114. Sau đó Sariputta gặp ai?

Ông gặp Arahat A Thập Bà Trí (Assaji).

115. Ngài Assaji có thuyết pháp cho ông nghe không?

Có, ngài nói về luật nhân quả.

116. Xin nói lại bài kệ mà ngài Assaji đã thuyết giảng.

"Mọi vật sinh ra đều có nguyên nhân Như Lai đã nói lên nguyên nhân sanh diệt của chúng Đấng khổ hạnh vĩ đại đã dạy như vậy”

117. Sariputta có hiểu bài kệ đó không?

Chỉ cần nghe hai cầu đầu tiên, ngài đã đắc quả Tu đà hoàn.

118. Chuyện gì đã xảy ra với Moggallana?

Khi ngài Sariputta đến và lập lại bài kệ này cho Moggallana, ngài cũng đắc quả Tu đà hoàn.

119. Sau đó họ có đến gặp Đức Phật không?

Có, hai ngài đến gặp Đức Phật và sau khi nghe Ngài thuyết pháp, họ đắc quả A la hán.

120. Họ có thỉnh cầu Đức Phật điều gì không?

Họ thỉnh cầu Đức Phật nhận họ vào Tăng đoàn. 

121. Họ được nhận vào như thế nào?

Đức Phật chỉ nói một vài lời đơn giản — Thiện lai tỳ kheo (Etha Bhikkhave), hãy lại đây, hỡi các tỳ kheo.

122. Hai ngài được giao cho vị trí gì trong tăng đoàn? 

Ngài Arahat Sariputta là vị đại đệ tử thứ nhất và Arahat Moggallana là đại đệ tử thứ hai của Đức Phật. 

ĐỨC PHẬT VỀ THĂM GIA ĐÌNH

123. Đức Phật có trở về thăm lại gia đình mình không?

Đức Phật đã trở về thăm lại gia đình theo sự mong cầu của cha của mình. 

124. Ai đã thúc giục Ngài trở về?

Đó là Thượng thư Ca Lưu Đà Di (Kaludayi), một người bạn thiếu thời của Đức Phật.

125. Đức Phật đi bộ trở về thành Ca tỳ la vệ (Kapilavatthu) mất bao lâu?

Mất hai tháng vì Ngài vừa đi vừa thuyết pháp.

126. Những vị lớn tuổi trong dòng họ Thích Ca ( Sakyas) có kính trọng Ngài không?

Không, do tự kiêu nên họ đẩy những người nhỏ tuổi hơn ra chào Ngài.

127. Đức Phật đã làm mất sự tự kiêu của họ bằng cách nào?

Bằng cách phi thân lên trời và biểu diễn đôi phép thần thông (Yamaka Patihariya).

128. Đôi phép thần thông có nghĩa là gì?

Bằng tâm lực, Đức Phật làm cho nước và lửa cùng phun ra từ các lổ chân lông trên toàn kim thân của Ngài.

129. Chứng kiến sự kỳ diệu này, đức vua đã làm gì?

Ngài liền chào Đức Phật và nói rằng đây là lần chào thứ ba.

130. Các vị khác trong dòng họ Skyas làm gì lúc đó?

Họ cũng bày tỏ sự kính trọng đối với Ngài.

131. Bài pháp thuộc kinh Bổn sanh ( Jataka) mà Đức Phật thuyết cho thân quyến nghe tên là gì? 

Chuyện Bồ tát Hộ Minh (Vessantara Jataka).

132. Ngày hôm sau Đức Phật làm gì ?

Với bình bát trong tay, Đức Phật đi từng nhà trên đường phố Kapilavatthu để khất thực.

133. Nghe tin Đức Phật đi khất thực, đức vua phản ứng ra?

Nhà vua đến trước mặt Đức Phật và hỏi tại sao Ngài làm nhục nhà vua như vậy.

134. Đức Phật trả lời như thế nào?

Đức Phật trả lời rằng đó là phong tục của tất cả các vị Phật .

135. Nhà vua có nhận ra ánh sáng chân lý không?

Trước tiên, đức vua đắc quả Tu đà hoàn. Sau đó ngài đắc quả Tư Đà Hàm (Sakadagami). Sau khi nghe bài pháp Trì pháp Túc sanh (Dhammapala Jataka), ngài đắc quả A na hàm. Trên giường bệnh trước khi qua đời, ngài đắc quả A la hán.

Đức Phật khai thị cho vua Suddhodana trong giờ phút lâm chung


136. Quả Tư Đà Hàm (Sakadagami) có nghĩa là gì?

Sakadagami có nghĩa là “Nhất lai”. Ai đạt được tầng thánh thứ hai này thì chỉ còn tái sanh một lần nữa mà thôi.

137. Quả A Na hàm (Anagami) là gì?

Anagami có nghĩa là "Bất lai". Ai đạt được tầng thánh thứ ba này sẽ còn tái sanh vào cõi thế gian này nữa. Sau khi chết, vị này sẽ sanh về cõi trời Tịnh Cư (Pure Abodes) và ở đó cho đến khi đắc quả Arahat.

138. Quả Arahat có nghĩa là gì?

Arahat có nghĩa là bậc Đáng tôn kính. Ai đạt được tầng thánh thứ tư này thì sẽ còn tái sanh bất kỳ ở đâu. Sau khi chết vị này sẽ nhập vào cõi Vô dư niết bàn (Parinibbana).

139. Công nương Da Du Đà La (Yasodhara) có đến chào Đức Phật không?

Công nương nghĩ: — Nếu ta có đầy đủ đức hạnh, đấng cao quý đó chắc chắn sẽ đến gặp ta, lúc đó ta sẽ bày tỏ lòng kính trọng.

140. Đức Phật có đến gặp công nương không?

Vì lòng từ bi, Đức Phật đã đến gặp bà.

141. Công nương đã làm gì khi gặp Đức Phật?

Bà nắm chặt hai cổ chân của Đức Phật, và đặt đầu của mình lên hai chân ngài Ngài để bày tỏ lòng tôn kính theo ý của bà.

142. Đức vua Suddhodana nói gì về bà?

Nhà vua khen ngợi bà và nói cho Đức Phật nghe về lòng trung trinh của bà.

143. Bà có gia nhập Tăng đoàn không?

Bà sau đó gia nhập Tăng đoàn và đắc quả Arahat.

144. Điều gi xảy ra cho Nan Đà (Nanda) em cùng cha khác mẹ của Đức Phật?

Ông cũng gia nhập Tăng đòan và chứng quả Arahat.

145. Hoàng tử Rahula làm gì khi thấy Đức Phật?

Theo lời mẹ dạy bảo, hoàng tử chạy lại Đức Phật và xin Đức Phật ban cho của thừa kế.

146. Rahula có nói gì không?

Hoàng tử nói: — "Thưa bậc khổ hạnh, chỉ cái bóng của Ngài thôi cũng làm cho con sung sướng."

147. Lúc đó hoàng tử được bao nhiêu tuổi?

Hoàng tử chỉ mới bảy tuổi.

148. Hoàng tử có gia nhập Tăng đoàn không?

Hoàng tử được nhận vào Tăng đoàn vào năm bảy tuổi. Sau đó hoàng tử đắc A la hán.

Rahula đảnh lễ ngài Sariputta để nhận ngài làm thầy


149. A Nan (Ananda) là ai?

Ananda là anh em họ của Đức Phật.

150. Ông có gia nhận Tăng đoàn không?

Ông gia nhập Tăng đoàn và đắc quả Tu Đà hoàn (Sotapanna).

151. Ngài giữ vị trí gì trong Tăng đòan?

Ngài là người giữ kho tàng chánh pháp. Ngài còn là thị giả ưa thích của Đức Phật. 

152. Ngài có đắc quả A la hán (Arahat) không?

Ngài chứng quả Arahat sau khi Đức Phật đã nhập diệt. 

153. Ngài có làm việc gì quan trọng không?

Ngài truyền tụng lại các bài pháp mà Đức Phật đã giảng dạy trong kỳ kiết tập kinh điển lần thứ nhất.

154. Ngài có làm việc gì giúp cho giới nữ không?

Ngài cầu xin Đức Phật thành lập Ni đoàn.

155. Đề bà đạt đa (Devadatta)?

Devadatta là anh em cô cậu và là em vợ của Đức Phật.

156. Xin kể một chút về cuộc đời của ông?

Ông gia nhập Tăng đoàn, ban đầu ông là một tỳ kheo tốt. Về sau, ông là kẻ thù ghét Đức Phật nhất.

157. Ông ta đã làm gì Đức Phật?

Ông ta cố sát hại Đức Phật.

158. Cuộc đời của ông kết thúc như thế nào?

Do những việc làm độc ác ấy, ông bị đọa địa ngục.

159. Tương lai của ông ấy sẽ ra sao?

Ông sẽ trở thành một vị Phật độc giác hiệu là Như Lai Thiên Vương (Satthissara).

160. Chuyện gì xảy ra cho bà Ma ha Ba xà Ba Đề (Maha Pajapati Gotami)?

Sau khi vua Suddhodana qua đời, bà gia nhập Ni đoàn và đắc quả Arahat.

161. Ai thỉnh cầu Đức Phật thành lập Ni đoàn?

Bà Maha Pajapati Gotami.

162. Ai là hai đại đệ tử trong Ni đoàn?

Khema và Liên Hoa Sắc (Uppalavanna) là hai nữ đại đệ tử. 

163. Ai thành lập Giáo hội đầu tiên cho phái nữ?

Đức Phật thành lập Giáo hội đầu tiên cho phái nữ.

164. Ni đoàn (của Phật giáo Nguyên thủy) vẫn còn chứ?

Ni đoàn hiện nay không còn nữa.

NHỮNG NGƯỜI ỦNG HỘ ĐỨC PHẬT

165. Ai đã giúp Đức Phật thành công trong sứ mạng hoằng pháp? 

Đó là những vị vua và những đại phú gia

166. Những vị vua bảo trợ cho Đức Phật là ai?

Vua Tần Bà Xa La (Bimbisara), Kiều Tất La và A Xà Thế (Ajatasattu).

167. Ai là người ủng hộ chính (Dayaka)?

Cấp Cô Độc (Anathapindika), một phú ông.

168. Có phải ông đã cúng dường cho Đức Phật một tu viện?

Ông cúng dường vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc (Kỳ viên) (Jetavanarama).

169. Người phụ nữ ủng hộ Đức Phật nhiều nhất là ai (Dayika)?

Visakha, một phụ nữ rộng rãi.

170. Ngôi đền mà bà cúng dường cho Đức Phật tên gì?

Đông Viên (Pubbarama).

171. Đức Phật ngụ tại tu viện nào lâu nhất?

Tại Jetavanarama và Pubbarama tại thành Xá Vệ (Savatthi).

172. Tàn tích của hai nơi này còn thấy chứ?

Chúng vẫn còn thấy tại Sahet-Mahet. 

CẢNH GIỚI VÔ DƯ NIẾT BÀN CỦA ĐỨC PHẬT

173. Lời khuyên cuối cùng của Đức Phật là gì?

Hãy tinh tấn.

174. Nói theo ngôn ngữ Pali là gì?

Appamadena sampadetha.

175. Đức Phật nói gì về hình thức thờ phượng tốt nhất?

Đức Phật nói:— Ai tthực hành lời dạy của ta tốt nhất, kẻ ấy là người tôn kính ta nhất.

176. Ai đã dâng Đức Phật bữa ăn cuối cùng?

Đó là người thợ rèn Thuần Đà (Cunda).

177. Các bữa ăn dâng lên Đức Phật có công đức lớn nhất là những bữa ăn nào?

Bữa ăn đầu tiên trước khi Ngài thành Phật và bữa ăn cuối cùng trước khi Ngài nhập diệt.

178. Ai là người cuối cùng quy y Đức Phật?

Vị tu sĩ khổ hạnh Thiện Hiện (Subhadda) là người cuối cùng quy y Đức Phật 

179. Đức Phật có bổ nhiệm người kế thừa trước khi Ngài viên tịch không?

Không. Ngài khuyên các vị đệ tử hãy xem giáo pháo của Ngài như thầy của minh.

180. Đức Phật nhập diệt như thế nào?

Ngài nhập tứ thiền (Jhana) và ra đi một cách thanh thãn.

181. Ngài nhập diệt ở đâu?

Đức Phật nhập diệt tại Câu Thi La (Kusinara).

182. Ngài nhập diệt năm ngài bao nhiêu tuổi?

Vào năm 80 tuổi.



183. Vào ngày trăng tròn nào?

Vào ngày trăng tròn Vesak.

184. Đức Phật nhập diệt trước Chúa Giê Su bao nhiêu năm?

543 năm.

185. Ngày nay chúng ta có thể thấy Đức Phật không?

Có thể. Đức Phật nói, “Ai thấy Pháp của Ta tức là thấy Ta.”

186. Người ta đã làm gì với kim thân của Đức Phật?

Kim thân của Ngài được hỏa thiêu bảy ngày sau khi Ngài nhập diệt.

187. Điều gì xảy ra cho Xá lợi của Ngài?

Xá lợi được phân chia cho những môn đồ có tiếng tăm của Ngài. 

188. Ngày nay chúng ta còn có thể thấy những Xá lợi này không?

Có. Xá lợi răng vẫn còn thấy tại đền thờ Xá lợi răng tại Sri Lanka.

189. Sau lễ trà tỳ, có sự kiện quan trọng gì xảy ra không?

Bốn tháng sau lễ trà tỳ, cuộc kết tập kinh điển lần thứ nhất được tổ chức để đọc tụng lại Kinh tạng và Luật tạng của Đức Phật.

190. Cuộc kết tập được tổ chức ở đâu?

Tại thành Vương Xá (Rajagaha).

191. Ai chủ tọa buổi kết tập kinh điển lần thứ nhất này ?

Arahat Ca Diếp (Kassapa).

192. Ai đã được chọn để tụng lại Luật tạng (Vinaya) và Pháp tạng (Dhamma)?

Arahat Ưu Bà Ly (Upali) tụng Luật tạng và Arahat Ananda tụng Pháp tạng 

193. Vì sao phải tổ chức cuộc kết tập này?

Để có thể gìn giữ lời Phật dạy được lâu dài và thuần khiết nhất.

194. Danh từ Pali dùng để chỉ toàn bộ giáo pháp của Đức Phật là gì?

Tipitaka, có nghĩa là Tam tạng (Ba kho tàng).

195. Tam tạng hiện nay vẫn còn chứ? 

Tam tạng vẫn còn giữ trong tình trạng thuần khiết.

196. Tam tạng được viết lại khi nào?

Tam tạng được viết lại lần đầu tiên tại Sri Lanka khỏang năm 80 trước công nguyên.

197. Tạng thứ nhất là gì?

Tạng thứ nhất là Luật tạng - Vinaya Pitaka.

198. Tạng thứ hai là gì?

Tạng thứ hai là Kinh tạng - Sutta Pitaka 

199. Tạng thứ ba là gì?

Tạng thứ ba là Luận tạng — Abhidhamma Pitaka.

200. Tam tạng Pali lớn cỡ nào?

Lớn hơn cuốn kinh thánh khoảng 11 lần.

[/chitiet]
Đã đăng ký với Bộ công thương
CÔNG TY DU LỊCH TOÀN PHÁT
Địa chỉ: 11A Hồng Hà, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
Điện thoại: 091.98.99.100
Email: dulichtoanphat@gmail.com