CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG 24/24

Hotline: 091.98.99.100
Thông tin giỏ tour

Giỏ hàng

0 sp

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

Đêm đầu tiên tôi ngủ rất ngon lành, sau chuyến bay thẳng từ Việt nam sang. Trong mơ hình như tôi vẫn thấy những người đàn ông mặc váy (nói chính xác nhất là quấn xà rông), thấy những người dân Myanmar của thế kỷ 21 bỏm bẻm nhai trầu, thấy thành phố với 6 triệu dân Yangon không hề có xe máy, thấy những khuôn mặt hiền lành, phúc hậu đến khó tin của người dân đất Phật. Ngay đêm đầu tiên, tôi biết mình đã đến xứ sở của xá lợi Phật thật rồi.

Sáng đầu tiên ngủ dậy tôi đã háo hức để đến thăm 2 ngôi chùa ý nghĩa: Kaba Aye và Shwe Tew. 2 ngôi chùa này vốn được biết đến nhiều với 2 cái tên đúng theo tính chất của ngôi chùa: Chùa Xá Lợi Xương và Xá Lợi Răng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Phải nói thật là 2 ngôi chùa rất đẹp, được dát rất nhiều vàng, uy nghi và tràn đầy năng lượng. 

Sự ngạc nhiên của tôi chính là ở Chùa Vàng vĩ đại SHWE DAGON nổi tiếng thế giới. Chúng tôi đến đó buổi chiều sau bữa cơm trưa. Trước đó chúng tôi đã được đến thăm 1 thiền viện nơi có rất nhiều tăng và những chú tiểu còn rất nhỏ tuổi. Tôi đã xúc động vô cùng khi trực tiếp chứng kiến bữa trưa của cả hàng trăm vị. Tôi đã quá xúc động khi các sư trải thảm, kê ghế để sư trưởng và các sư đón tiếp khi chúng tôi cũng dường. Xúc động hơn khi nghe quý sư tụng kinh chúc phúc.

Cả đoàn thật sự sững sờ trước tòa Tháp Vàng trung tâm khổng lồ cao 99m được bao quanh bởi khoảng 1.000 tháp đơn thể hoàn chỉnh. Cạnh đó cũng là 1 tháp khác lớn nhưng thấp hơn tháp chính này. May thay chúng tôi gặp được 1 Phật tử chuyên gia Myanma nên anh dành thời gian đưa chúng tôi đi thăm từng nơi. Nhất là ngắm kỹ, chiêm bái lâu 2 tháp chính. Chúng tôi được giải thích rằng có 2 tháp bởi câu chuyện của anh em nhà thương gia năm xưa. Câu chuyện của 2 anh em 2 vị thương gia cách đây 2.600 năm hiện về.

Ngày đó 2 anh em thương gia Đế Lệ Phú Sa (Tapasssu) và Bạt Lệ Ca (Bhallika) năm xưa từ trung Ấn trở về phía bắc, đi qua khu rừng nơi Đức Thế Tôn mới thành đạo. Đến đây họ thấy lo âu, sợ hãi. Tự nhiên họ nghe từ không trung vang vọng xuống rằng “Này các thương gia, ở khu rừng này chỉ có Đức Như Lai, Bậc A La Hán, Chính Đẳng Chính Giác, Ngài mới chứng đạo quả Vô Lượng Bồ Đề, hiện Ngài đang an trú trong khu rừng này. Kể từ ngày thành đạo đến nay, trải qua 49 ngày, Ngài chưa thọ dụng bất cử vật thực gì. Vậy quý vị hãy đem mạch nha, mật, tô lạc đến để cúng dường Ngài. Quý vị sẽ có được sự an ổn lâu dài, sẽ có an lạc và lợi ích lớn.” Nghe thấy những âm thanh kỳ diệu này, 2 thương gia Đế Lệ Phú Sa (Tapasssu)) và Bạt Lệ Ca (Bhallika) đã tìm đến Đức Phật, với tâm thành kính, với niềm tin thanh tịnh cúng dàng Ngài. 

Một thông tin khác, rằng ngay lúc đó Đức Phật cũng nhận sự cúng dàng bình bát của Tứ Thiên Vương dâng để nhận thức ăn. Sau khi thọ dụng thực phẩm xong Đức Phật đã có bài pháp thoại với 2 vị thương gia và gia quyến của họ đi theo đoàn. Đức Phật dạy họ nương tựa Phật, nương tựa Pháp, nương tựa Tăng, thọ trì 5 giới để có an lạc lâu dài, để thu hoạch được nhiều lợi ích lớn lao.

Tất cả những người có mặt khi đó đã thọ nhận 3 Pháp, 5 giới và thành những Phật tử đầu tiên của Đức Phật. Bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật cho 2 vị thương gia Đế Lệ Phú Sa (Tapasssu) và Bạt Lệ Ca (Bhallika) và gia quyến rằng “Quý vị muốn tự lợi và lợi tha cho tất cả, muốn mong cầu có được đạo lý để dẫn đường cho thế gian thì phải nương tựa Phật, Pháp, Tăng, phải phát tâm mà được quả báo tốt đẹp. Vì thực hành được hạnh cao quý, rộng lớn mà chứng được giới hạnh khó nghĩ bàn, chứng được đạo lý tối thắng, vô thượng.

Người thực hành hạnh bố thí có thể chứng đắc quả báo này. Họ thấy rõ tính chất chân thật của toàn thể vũ trụ và có thể chứng đạo, đầy đủ trí tuệ. Do bậc Thánh có cách nhìn chính xác như vậy nên các Ngài được gọi là bậc có chánh niệm, mở ra các trói buộc của trần lao, đạt được vô úy, chứng đắc Đại Niết Bàn, giải thoát tất cả khổ về thế gian, đầy đủ tất cả các thiện pháp, nên các bậc Thánh đều ca ngợi pháp này là pháp tôn quý, hoàn toàn không còn sinh, lão, bệnh, tử, tận diệt mọi sầu muộn về oán tằng và ái biệt, các Đức Thế Tôn trong 10 phương đều ca ngợi niềm vui này vì đã đạt đến nơi không còn sinh tử ”.

Đức Phật cũng đã chúc lành cho 2 vị thương gia Đế Lệ Phú Sa (Tapassu)) và Bạt Lệ Ca (Bhallika) cùng người và vật để họ đi về xứ của họ tốt đẹp, an lành. Trước khi tạm biệt 2 vị thương gia đã xin Đức Phật cho xin 1 vật gì đó làm kỷ niệm. Họ muốn dùng vật quý đó để xây tháp thờ bởi sợ khó có cơ hội được gặp lại. Họ sẽ xem tháp và vật kỷ niệm như chính Đức Phật đang có mặt. Đức Phật đã cắt 1 ít tóc và móng tay tặng cho 2 thương gia Đế Lệ Phú Sa (Tapassu) và Bạt Lệ Ca (Bhallika). Ngài cũng dạy rằng: “nếu có 1 phiến đá nào từ trên không trung rơi xuống, bất cứ chỗ nào trên quên hương của quý vị thì ở chỗ ấy, quý vị hãy xây tháp báu để tôn kính cúng dàng”.

Khi đó 2 vị thương gia đều nghĩ rằng tóc và móng tay là những vật bỏ đi, không phảo là pháp đặc biệt hay màu nhiệm và rằng nếu đem tâm cúng dàng là không phù hợp. Biết ý nghĩ của họ, Đức Phật liền kể câu chuyện từ xa xưa, từ vô lượng kiếp về trước, có Đức Phật Nhiên Đăng ra đời. Khi đó Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn là 1 vị Bà La Môn. Khi Đức Phật Nhiên Đăng đi vào thành Liên Hoa, Đức Phật Thích Ca khi đó đã dùng 5 cành hoa thanh ưu bát la để che cho Đức Phật Nhiên Đăng. Đức Phật Nhiên Đăng liền thọ ký trong tương lai Ngài sẽ thành Phật Thích Ca Mâu Ni.

Đức Phật cũng kể cho 2 anh em thương gia tiếp rằng sau khi Ngài cạo bỏ râu tóc, xuất gia ở trong giáo pháp của Đức Phật Nhiên Đăng thì mỗi vị Chư Thiên lấy 1 sợi tóc của Ngài và đi đâu cũng mang theo để cúng dàng. Từ ngày thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, dùng Phật nhãn để nhìn, Ngài thấy từ đó đến nay, những chúng sinh ấy, không có chúng sinh nào gần gũi bên các Đức Phật mà không chứng đắc sự anh tịnh của Niết Bàn.

Đức Phật cũng dạy rằng, khi đó Ngài chưa thoát được tham sân sy mà các chúng sinh cúng dàng tóc xủa Ngài mà còn chứng đắc Niết Bàn huống chi là khi này Ngài đã đoạn tận tất cả các phiền não, đã tiêu diệt hết tham sân sy thì không có lý do gì mà 2 vị thương gia Đế Lệ Phú Sa (Tapassu) và Bạt Lệ Ca (Bhallika) không tôn kính tóc và móng tay thanh tịnh và vô nhiễm của Ngài. Các thương gia đã ngay lập tức sinh tâm thành kính, hết lòng cung kính tóc và móng tay của Ngài. Họ đảnh lễ và đi quanh Đức Phật 3 vòn rồi tư giã để về trú xứ của mình. (Trích trong Phật Bản Hạnh Tập Kinh 32, trang 801 -803).

Biết và nghe những tích này, chúng tôi vô cùng thấy mình may mắn được có mặt tại đây. 2 vị thương gia Đế Lệ Phú Sa (Tapassu) và Bạt Lệ Ca (Bhallika) như hiện trước mặt tôi, một bầu nhân hậu thế phước còn mỏng, căn cơ tu tập còn quá thấp. Tôi như thấy Chùa Vàng quá linh thiêng và năng lượng từ tóc Phật lan tỏa quanh mình. Tôi mải mê chiêm bái các tháp. Tôi thỉnh chuông, thành tâm lễ tại Ngôi Sao linh thiêng, tham quan bảo tàng xây dựng bảo tháp. Mỗi bước chân của tôi thấy an lạc vô cùng. Tôi dành thời gian ngắm nhìn các đỉnh chóp được dát vàng lấp lánh như thể thấy ánh sáng của Đức Phật từ đó chiếu ra. 

Chúng tôi cũng may mắn được biết rằng tại chính ngôi chùa Shwedagon (Shwedagon Zedi Daw) hay chùa Vàng linh thiêng này, ngoài 8 sợi tóc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn lưu giữ 3 báu vật thiêng liêng khác của Phật Giáo là chiếc gậy của Phật Câu lưu Tôn, chiếc đẫy lọc nước của phật Câu Na Hàm và mảnh y của Phật Ca Diếp. Về những tích này chắc phải viết cả 1 cuốn sách mới nói hết ra được.





Đã đăng ký với Bộ công thương
CÔNG TY DU LỊCH TOÀN PHÁT
Địa chỉ: 11A Hồng Hà, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
Điện thoại: 091.98.99.100
Email: dulichtoanphat@gmail.com